Thủ Tục Đăng Ký Thành lập Công Ty TNHH
Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu về các loại hình thức doanh nghiệp và nhận thấy các điều kiện của doanh nghiệp bạn phù hợp trở thành Công ty TNHH. Thì sau đây Địa Nam xin giới thiệu các thủ tục thành lập doanh nghiệp công ty TNHH để quý khách hàng tham khảo.
Tư vấn thành lập doanh nghiệp Công ty TNHH
Công ty TNHH (Bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị thông tin
1. Đặt tên công ty
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
- Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Ví dụ về đặt tên công ty:
Công ty Luật TNHH Sao Việt
Trong đó Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp, Sao Việt là tên riêng của doanh nghiệp đó
2. Địa chỉ trụ sở công ty
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Một địa chỉ thực tế có thể đăng ký đặt được nhiều công ty. Điều này sẽ giải quyết được những thắc mắc rằng tại địa chỉ đó có đặt công ty A rồi thì có tiếp tục đặt được công ty B không? => Câu trả lời là hoàn toàn được.
Luật doanh nghiệp 2014 có những quy định rõ ràng tiến bộ và cởi mở hơn so với luật doanh nghiệp 2005, trong việc quy định về địa chỉ trụ sở chính công ty phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong luật doanh nghiệp 2005 đã được loại bỏ tại luật doanh nghiệp 2014, Điều đó cởi bỏ và giảm bớt thủ tục hành chính không đáng có và phiền hà.
Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó, tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2… Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh.
Tham khảo về điều kiện trụ sở công ty để đăng ký thành lập doanh nghiệp tại đây
3. Ngành nghề kinh doanh
Bạn nên xem ngành nghề bạn dự định đăng ký kinh doanh có thuộc nhóm ngành nghề có điều kiện hay không ( điều kiện về vốn pháp định, điều kiện về giấy phép con, chứng chỉ hành nghề…)
Tham khảo về điều kiện ngành nghề kinh doanh để đăng ký thành lập doanh nghiệp tại đây
4. Vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn
4. Vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn
Vốn điều lệ chỉ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài bạn đóng hàng năm như sau
- Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm
- Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm
5. Thông tin người đại diện pháp luật và các thành viên góp vốn
Bạn chuẩn bị các thông tin cần thiết của người đại diện pháp luật và các thành viên góp vốn như sau:
- CMND photo công chứng hoặc hộ chiếu ( CMND photo công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn chưa quá 15 năm) của người đại diện pháp luật và các thành viên.
- Thông tin địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện tại của người đại diện pháp luật và các thành viên góp vốn.
Giai đoạn 2: Lập hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn đối với người đại diện pháp luật và các thành viên góp vốn là cá nhân người Việt Nam.
Hồ sơ thành lập công ty nộp lên sở kế hoạch đầu tư gồm các giấy tờ sau:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật ký
Xem thêm >>> Thủ Tục Đăng Ký Thành lập Công Ty TNHH Tại Đây